Chất điều vị trong Knorr, Maggi ngọt gấp… 10 lần mì chính

Chính từ thành phần chiết xuất từ thịt và xương trong hạt nêm quá ít (chưa đến 2%) nhưng có thể tạo ra vị ngọt đậm đà cho nồi canh hay các món xào rau củ chỉ với 1-2 thìa, nhiều người tiêu dùng đặt câu hỏi về các chất điều vị trong hạt nêm liệu có an toàn hơn mì chính?

 

Chỉ 2 thìa nhỏ hạt nêm cho cả nồi canh 1 lít ngọt

Trước đó, kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM về 2 mẫu hạt nêm của 2 nhãn hiệu nổi tiếng và phổ biến trên thị trường là Knorr và Maggi cho thấy: Cả 2 mẫu hạt nêm này đều có chứa chất điều vị Monosodium Glutamate (tên gọi khoa học của mì chính) với hàm lượng: Knorr 31,3g/100g, Maggi 28,6g/100g.

Trong khi đó, các thương hiệu này đều mạnh miệng quảng cáo là “ngon từ thịt, ngọt từ xương”, một số hãng còn khẳng định không có bột ngọt trong hạt nêm.
Trong thành phần của Knorr ghi rõ chất điều vị Sodium Glutamate – E621, chất điều vị Insosinate – E631, Sodium Guanylate E627 và thành phần thịt thăn và nước xương hầm chỉ chiếm một hàm lượng khiêm tốn là 2%. Ở bảng hướng dẫn sử dụng dùng hạt nêm: chỉ cần sử dụng 2 thìa nhỏ hạt nêm cho 1 lít canh, 500 gram rau, củ, quả xào là 1 thìa nhỏ, món kho là 2 thìa nhỏ cho 500 gram thịt/cá, ướp là 1 thìa nhỏ cho 500 gram thịt/cá.

Chất điều vị trong Knorr, Maggi ngọt gấp... 10 lần mì chính
Chất điều vị trong Knorr, Maggi ngọt gấp… 10 lần mì chính
Trong hạt nêm có đến 30% thành phần là mì chính và còn các chất siêu ngọt khác.

Tương tự, thành phần và cách dùng của các loại hạt nêm khác như Maggi, Hải Châu… cũng như trên. Điều khiến nhiều chị em nội trợ băn khoăn không biết vì sao với lượng hạt nêm nhỏ như vậy cho vào cả một nồi canh lớn lại khiến nồi canh có sức ngọt đến như vậy.

Như chị Bùi Minh Phương (Định Công, Hà Nội), chị luôn tin vị ngọt đó là của xương, của thịt. Nhiều lần ăn thử hạt nêm sống, chị Phương chỉ thấy hạt nêm có vị ngọt và mặn, không ngọt lợ như mì chính nên chị tin tưởng tuyệt đối vào sản phẩm này và thay thế hẳn mì chính.

Theo phân tích của một số chuyên gia về thực phẩm, nếu nói sản phẩm được làm từ thịt và xương thì không được phép có chất Monosodium Glutamate (mì chính) trong hạt nêm. Còn một số doanh nghiệp lại đánh lạc hướng người tiêu dùng bằng cách “tố” mì chính hại cho sức khỏe, qua đó vô hình chung, người tiêu dùng tẩy chay mì chính chuyển sang dùng hạt nêm.


Hạt nêm chứa chất siêu ngọt gấp 10 – 15 lần mì chính

Theo PGS- TS Phan Thị Sửu – Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật An toàn vệ sinh thực phẩm (Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam), Isodium Guanylate (chất điều vị E627) và Disodium Inosinate (chất điều vị E631) trong thành phần của hạt nêm là hai chất điều vị siêu ngọt, hay còn gọi là tạo ngọt giả tạo. Vị ngọt của hai chất này còn gấp 5 lần mì chính vì thành phần chính của mì chính là E621.

Hai chất này được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế biến thực phẩm và được sử dụng phổ biến nhất trong chế biến sản xuất hạt nêm, nước chấm, gia vị hay cả mì ăn liền…

Nếu trong sản phẩm ghi chất E631 và E627 mà doanh nghiệp lại khẳng định an toàn hơn mì chính là doanh nghiệp đang nói dối khách hàng vì bản thân nó cũng là một dạng chất điều vị siêu ngọt.

Cùng chung quan điểm này, PGS-TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, chất điều vị E627 và E631 là chất siêu ngọt có độ ngọt gấp 10 đến 15 lần mì chính. Nhiều gia đình tẩy chay vì sợ mì chính gây ung thư mà quên mất rằng trong hạt nêm cũng có mì chính và còn có những chất ngọt hơn cả mì chính.

PGS – TS Nguyễn Thị Lâm trấn an người tiêu dùng rằng các chất điều vị E621 (mì chính) hay E627, E631 đều là những chất điều vị được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong thực phẩm. Tuy nhiên, khi quảng cáo sản phẩm trong thành phần có chứa chất này thì cũng nên công bố, không nên lập lờ với người tiêu dùng để gây hoang mang.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *