Đường hóa học Aspartame có trong những thực phẩm nào? Có độc hại không?

Aspartame (có mã số là E951) là một loại đường hóa học được dùng thay cho đường tự nhiên trong rất nhiều sản phẩm thực phẩm và dược phẩm. Mặc dù được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, Mỹ) cấp phép vào năm 1981 và đến nay vẫn được dùng nhiều nhưng có nhiều nhà nghiên cứu xếp aspartame vào hàng độc đệ nhất trong các phụ gia thực phẩm.

Aspartame là gì?

Aspartame có công thức hoá học là C14H18N2O5, danh pháp quốc tế là N-l-α-Aspartyl-L-phenylalanine l- methyl ester hay 3-amino-N–(α-carboxyphenethyl) succinamic acid N-methyl ester.

Aspartame được thương mại hoá dưới một số tên như Canderel, Equal, NutraSweet, Sanecta, Tri-Sweet, Aminosweet, Spoonful, Sino sweet…

Aspartame có thể kết tinh, bột màu trắng, không mùi. Độ ngọt của aspartame cao gấp 200 lần so với đường tự nhiên. Do vậy, chỉ cần một lượng rất nhỏ aspartame cũng cho độ ngọt tương đương như sử dụng đường mía bình thường. Tuy nhiên, vị ngọt của của aspartame thì hơi khác với vị ngọt của đường kính, chậm hơn lúc đầu, nhưng lại kéo dài lâu hơn. Nếu phối trộn aspartame với acesulfame potassium (acesulfame K) thì cho vị ngọt giống như đường và ngọt hơn đường, nên aspartame thường được dùng kết hợp với acesulfame.

(công thức cấu tạo của aspartame)

Không để lại dư vị hoá chất hoặc vị kim loại khó chịu như một số chất làm ngọt khác, dễ bảo quản và sử dụng, giá thành lại rẻ hơn nhiều so với việc sử dụng đường nên aspartame được sử dụng như một chất phụ gia trong rất nhiều loại thực phẩm, từ bánh kẹo, đồ uống, các sản phẩm “không đường”… đến một số loại thuốc, vitamin bổ sung… Hiện nay, aspartame đã được phép sử dụng rộng rãi tại hơn 125 quốc gia trên thế giới và hiện diện trong khoảng 6.000 sản phẩm.

Trong những thập kỷ vừa qua, người tiêu dùng có tâm lý e ngại ăn nhiều đường sẽ bị tiểu đường, béo phì nên các nhà sản xuất quảng bá các loại đường này rất rầm rộ. Nó được nhiều người kiêng đường, sợ đường dùng để làm ngọt thay thế đường. Cùng từ đó các dòng sản phẩm “light” xuất hiện, ví dụ: coca cola light tức là coca cola ngọt như bình thường nhưng không có đường.

Ở Việt Nam bạn cũng có thể thấy sử dụng trong nhiều mặt hàng khác nhau: nước mắm, nước tương, đường ăn kiêng, bánh ăn kiêng, kẹo cao su, nước giải khát…

Tính độc hại của aspartame

Aspartame là phụ gia thực phẩm tai tiếng hàng đầu. Người ta tính ra có đến 75% khiếu nại, báo cáo gửi về FDA là liên quan đến aspartame với cả 100 tác dụng phụ khác nhau như: chóng mặt, nhức đầu, động kinh, co giật, buồn nôn, mệt mỏi, trầm cảm, tăng cân, nhịp tim nhanh, mất thị lực, hại thính giác, lo lắng, ù tai, ung thư, dị tật bẩm sinh…

Người mắc bệnh tiểu đường và béo phì hi vọng sử dụng đường hóa học để tránh nguy cơ từ đường mía thì hình như nó lại có tác dụng hoàn toàn ngược lại. Béo phì và tiểu đường lại trầm trọng hơn khi sử dụng aspartame.

Liều dùng khuyến cáo

Theo FDA, liều dùng cho phép của aspartame mỗi ngày (ADI) là 40 mg/kg thể trọng.

Ở Việt Nam, theo Quyết định số 3742 /2001/QĐ-BYT ngày 31 tháng 8 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế, giới hạn tối đa aspartame trong thực phẩm (Maximum level ) của một số loại thực phẩm như sau:

+ Đồ uống có sữa, có hương liệu hoặc lên men (ví dụ: sữa sô cô la, sữa cacao, bia trứng, sữa chua uống, sữa đặc): 600 mg/kg).

+ Kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo cao su… : 10.000 mg/kg.

+ Sản phẩm dùng để trang trí thực phẩm: 5.000 mg/kg.

Aspartame không phải là trường hợp đầu tiên bị phản ảnh có nhiều tác dụng phụ mà vẫn được các cơ quan quản lý cho phép. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra nhưng chúng ta sẽ bàn về việc này trong một dịp khác.

ĐƯỜNG ACESULFAME K

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *